Cách xử lý khi thang máy gặp sự cố

Ngày đăng: 02:56 - 13/04/2017
Lượt xem: 4.754
Cỡ chữ + -
Thang máy đang được xem là phương tiện không thể thiếu trong các ngôi nhà cao tầng. Dù đảm bảo an toàn nhưng lỗi kỹ thuật cũng có thể ra bất cứ lúc nào…
 
Lỗi kỹ thuật do cắt xen mạch an toàn
 
Vừa qua, một giám đốc ngân hàng tại Khánh Hòa đã bị tử vong vì sự cố thang máy. Thang máy lên đến nơi đã không dừng lại mà vẫn tiếp tục đi lên rồi đột ngột đi xuống. Sự cố bất thường khiến bà giám đốc này hoảng hốt lao ra khỏi cửa thang máy nhưng bị ngã và trần thang máy ép vào tường, gây chấn thương nặng dẫn đến tử vong vài phút sau đó… Tại một công trường xây dựng ở Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội, thang máy chở 2 công nhân bất ngờ đứt cáp khi lên đến tầng 6. Hai công nhân bị thương nặng do thang rơi thẳng xuống đất.
Theo KS Trịnh Mạnh Hân, khoa Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội, thang máy được giám sát bởi một hệ thống mạch xử lý sẵn nên được xem là có độ an toàn cao. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, trong quá trình lắp đặt tổ công nhân có thể cắt xén một số mạch giám sát an toàn của hệ thống thang máy hoặc hệ thống bị lỗi dẫn đến các sự cố đáng tiếc.
 
Lỗi cơ bản nhất có thể gặp chủ yếu do bớt xén mạch giám sát an toàn ở cửa và cabin (thùng thang máy) khiến cửa chưa đóng kín lại nhưng thang đã chạy. Điều này khiến cho người sử dụng có thể gặp nguy hiểm như kẹt giữa cửa và bị đẩy đi.
Trường hợp thứ hai hay gặp nhất là cửa không mở và két lại giữa các bậc tầng. Thông thường, cầu thang máy sẽ nối với hệ thống điện, khi mất điện thang máy cũng bị ảnh hưởng phần mềm quản lý lịch công tác. Trừ các thang máy hiện đại có hệ thống cấp điện dự trữ thì các cầu thang máy khác sẽ ngừng, vì thế cần được cấp điện dự phòng. Nguyên nhân thứ hai trong sự cố này là lỗi do hệ thống điều khiển. Vì thế, khi gặp trường hợp này cần có nhân viên kỹ thuật điều chỉnh lại.
 
Cũng theo chuyên gia này, trong các sự cố thì sự cố đứt dây cáp khó xảy ra nhất. Bởi để treo một cabin cần có từ 4 – 8 dây cáp. Ngoài ra, cầu thang máy còn có hệ thống phanh khẩn cấp, nếu cabin rơi xuống với tốc độ cao sẽ bị phanh lại. Ngoại trừ, cầu thang này bị “cắt xén” kỹ thuật quá nhiều và kém chất lượng.
          
Cách xử lý thang máy gặp sự cố
 
Không hoảng loạn, cạy cửa khi có sự cố. Theo các chuyên gia, các lỗi thang máy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế người đi trong cầu thang cần bình tĩnh và hiểu biết khi gặp sự cố sẽ giúp xử lý tốt phần mềm quản lý kế hoạch. Nếu cửa không mở và kẹt lại phía trong, người dân không nên bấn loạn, xô đẩy nhau mà cần đứng im, sau đó liên lạc với phía ngoài để được sửa chữa. Tại hầu hết các cabin đều có nút gọi khẩn cấp hình chuông được liên thông với phòng điều  khiển tòa nhà hoặc chuông tầng. Trường hợp do lỗi kỹ thuật sẽ được điều chỉnh lại hệ thống cho phù hợp, còn mất điện sẽ cấp điện dự trữ.
 
Điều đặc biệt cần chú ý khi xảy ra sự cố, người trong cabin tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị gì để cạy cửa, trừ trường hợp bất khả kháng được thông báo của bộ phận kỹ thuật tòa nhà. Bởi nếu cạy cửa, mạch an toàn sẽ xác nhận có lỗi, lúc này cầu thang không thể di chuyển phần mềm họp trực tuyến. Ngoài ra, khi gặp sự cố không đứng sát cửa ra vào, nên ốp sát người vào ba bức vách của cabin để giữ an toàn và độ thăng bằng. Khi thấy có dấu hiệu của sự cố như tiếng kêu lẹt kẹt, giảm áp suất hoặc giật cần nhanh chóng ra khỏi cầu thang sớm nhất nếu có thể.
 
Sau đây là một số hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố đối với những người có trách nhiệm điều hành hoạt động của thang máy:
 
Quý khách đang ở trong phòng thang (khi xảy ra sự cố khiến thang tạm thời ngưng hoạt động) sẽ không xảy ra bất cứ nguy hiểm hay thương tích nào, ngoại trừ do hoảng sợ hay do bởi người không có kinh nghiệm cố gắng đưa ra khỏi thang.
Nếu thang có trang bị thiết bị dừng tầng khẩn cấp (ELD) hay nguồn điện dự trữ, thang sẽ tiếp tục di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa cho quý khách ra ngoài.
 
Nếu không, phải giải cứu khách ra khỏi phòng thang bằng cách quay tay quay cho thang di chuyển đến tầng gần nhất. Chỉ những người có trách nhiệm, được huấn luyện và đã thực hành thành thạo việc cứu hộ mới được thực hiện.

Các bước thực hiện thao tác cứu hộ như sau:
 
1.Cúp cầu dao điện động lực chính của thang máy. Dùng chìa khóa mở cửa tầng gần vị trí thang nhất.
 
2.Nếu phòng thang đang nằm ngay ở bậc tầng này thì mở cửa phòng thang đưa khách ra ngoài.

Nếu phòng thang nằm ở giữa hai tầng, nhân viên cứu hộ phải đóng cửa tầng lại rồi lên phòng máy thực hiện các bước tiếp theo sau:
 
1.Gạt cảo thắng và thả thắng từ từ, dùng tay quay quay máy kéo đưa phòng thang đến tầng gần nhất. Trước khi quay phòng thang di chuyển, phải thông báo cho những người trong phòng thang biết để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động. Phải thả thắng chậm và cẩn thận trong khi quay để tránh trường hợp trượt thang.
 
2.Khi phòng thang bằng với bậc cửa tầng (do người quay thang kiểm soát theo mức đánh dấu trên cable so với đà máy), phải kiểm tra lại hệ thống thắng và đưa về vị trí ban đầu, sau đó dùng chìa khóa mở cửa tầng đưa hành khách ra ngoài.
 
3.Sau khi hoàn tất tác vụ cứu hộ, nhân viên cứu hộ phải kiểm tra và đóng kín lại các cửa tầng - cửa phòng thang, điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí sẵn sàng hoạt động, đóng lại cầu dao điện chính.
Chưa có bình luận cho bài viết này. Hãy là người đầu tiên!